Các lý thuyết về phân biệt đối xử Phân biệt đối xử

Lý thuyết xã hội như Chủ nghĩa quân bình nhấn mạnh rằng sự bình đẳng về xã hội phải là nguyên tắc nền tảng. Ở một số xã hội, bao gồm hầu hết các nước phát triển, các quyền dân sự của cá nhân bao gồm quyền không bị phân biệt đối xử về xã hội trong các hoạt động liên quan đến nhà nước.

Các triết gia đã tranh luận xem định nghĩa về phân biệt đối xử nên được mở đến mức nào. Một số triết gia lập luận rằng phân biệt đối xử nên giới hạn ở việc chỉ các hành vi đối xử sai trái hoặc làm thiệt hại cho một nhóm đáng chú ý về xã hội (như là chủng tộc, giới, tính dục, vv..) trong một bối cảnh cụ thể. Trên quan điểm này, nếu không giới hạn được khái niệm phân biệt đối xử thì sẽ dẫn đến quá mức: ví dụ,do hầu hết các vụ giết người xảy ra là vì người ta thấy có sự khác biệt giữa thủ phạm và nạn nhân, nhiều vụ giết người có thể coi là phân biệt đối xử nếu yếu tố đáng chú ý về xã hội không được tính đến. Quan điểm này cho rằng mở rộng quá mức phạm vi khái niệm phân biệt đối xử sẽ khiến khái niệm này mất đi ý nghĩa. Trái lại, các triết gia khác lập luận rằng phân biệt đối xử nên thuần túy là việc đối xử sai trái gây thiệt hại mà không kể đến yếu tố đáng chú ý về xã hội của một nhóm. Lập luận này cho rằng giới hạn phạm vi khái niệm chỉ trong các nhóm xã hội đáng chú ý là tùy tiện, đồng thời chất vấn việc xác định nhóm xã hội nào có thể coi là đáng chú ý. Vấn đề nhóm nào nên được tính đến cũng đã tạo ra nhiều tranh luận chính trị và xã hội.

Dựa vào lý thuyết xung đột thực dụng và lý thuyết bản sắc xã hội, Rubin và Hewstone[2] đã nhấn mạnh sự khác nhau giữa ba kiểu phân biệt đối xử: :

  1. Cạnh tranh thực dụng do lợi ích tự thân và nhằm đến việc dành được nguồn lực tốt hơn (ví dụ lương thực, lãnh thổ, khách hàng) cho nhóm của mình (dẫn đến thiên vị một nhóm để dành được nguồn lực tốt hơn cho thành viên nhóm mình, bao gồm bản thân).
  2. Cạnh tranh xã hội là do nhu cầu được coi trọng của bản thân và hướng đến việc đạt được vị thế xã hội cao hơn cho nhóm mình so với các nhóm khác (ví dụ thiên vị nhóm mình để tạo ra lợi thế so sánh với các nhóm khác.). .
  3. Phân biệt liên ứng do nhu cầu về phân loại và thứ bậc, phản ánh trật tự trong nhóm (nghĩa là thiên vị các vị thế cao trong nhóm vì có vị thế cao).

Thuyết dán nhãn

Phân biệt đối xử, trong Thuyết dán nhãn, là hình thức phân loại trong nhận thức các nhóm thiểu số và sử dụng các khuôn mẫu. Lý thuyết này mô tả sự khác biệt như là sự lệch lạc khỏi chuẩn mực, dẫn đến việc hạ thấp và kỳ thị xã hội có thể coi là phân biệt đối xử. Chuỗi này bắt đầu từ việc mô tả một trật tự xã hội "tự nhiên". Chủ nghĩa Phát xít trong những năm 1930 và chính quyền Apartheid ở Nam Phi đã dùng các chính sách phân biệt chủng tộc cho mục đích chính trị. Mô hình này vẫn được một số nhà nước hiện nay sử dụng.

Lý thuyết trò chơi

Nhà kinh tế Yanis Varoufakis (2013) lập luận rằng "phân biệt đối xử dựa trên những đặc điểm hoàn toàn sai trái nảy nảy nhanh chóng và có hệ thống trong các thí nghiệm sắp đặt", và rằng cả lý thuyết trò chơi cổ điển lẫn kinh tế tân cổ điển đều không thể giải thích hiện tượng này. Varoufakis và Shaun Hargreaves-Heap (2002) làm một thí nghiệm trong đó tình nguyện viên chơi một trò chơi giả lập nhiều tập làm diều hâu - bồ câu. Ở mỗi đầu hiệp, mỗi người tham gia được giao ngẫu nhiên một màu, đỏ hoặc xanh da trời. Trong mỗi vòng đấu, người chơi được biết màu của đối phương nhưng không được biết những điều khác về đối phương. Hargreaves-Heap và Varoufakis phát hiện ra rằng hành vi của người chơi trong một hiệp thường xuyên tạo thành một phản ứng mang tính phân biệt đối xử, tạo ra một cân bằng Nash trong đó người chơi cùng một màu (màu "lợi") dùng các chiến thuật hiếu chiến "diều hâu" với người chơi mang màu khác, màu "bất lợi", trong khi những người này chơi chiến thuật hiền lành "bồ câu" với người mang màu "lợi". Người chơi của cả hai màu đều dùng chiến thuật hỗn hợp khi chơi với người có cùng màu.

Khi thí nghiệm thêm phương án hợp tác, thì những người chơi "bất lợi" thường hợp tác với nhau, trong khi những người "có lợi" thì không. Những nhà nghiên cứu cho rằng trong khi thế cân bằng đạt được ở trò diều hâu - bồ câu ban đầu có thể dự đoán được bằng lý thuyết trò chơi tiến hóa, lý thuyết trò chơi không lý giải diễn biến hợp tác của nhóm yếu thế. Dùng nghiên cứu tâm lý của Matthew Rabin, họ đưa ra giả định rằng một quy chuẩn về vị thế khác nhau đã phát sinh trong cả hai nhóm, và quy chuẩn này định nghĩa một thế cân bằng "công bằng "công bằng" trong nhóm yếu thế.

Nhà nước với thị trường tự do

Người ta tranh luận rằng thị trường có khuyến khích hay không những phân biệt đối xử do nhà nước tạo ra. Một lập luận là vì phân biệt đối xử hạn chế tiếp cận đến khách hàng và tạo thêm chi phí, quy luật thị trường trừng phạt sự phân biệt đối xử. Việc các công ty phản đối luật phân biệt kiểu "Jim Crow" là một ví dụ điển hình. Một lập luận khác là thị trường không nhất thiết sẽ giải quyết việc phân biệt đối xử, vì nếu phân biệt đối xử mà mang lại lợi nhuận cho chiều theo "thị hiếu" cá nhân (vốn là trọng tâm của thị trường), thì thị trường sẽ không trừng phạt phân biệt đối xử. Lập luận này dẫn chứng rằng các phân tích kinh tế vĩ mô về phân biệt đối xử dùng các phương pháp bất thường để xác định hiệu quả (dùng chức năng sản xuất trực tiếp) và rằng việc phân biệt đối xử tồn tại phổ biến trong việc làm (xác định bằng khoảng cách lương giữa những người bị phân biệt) về lâu dài là mâu thuẫn với lập luận rằng thị trường sẽ vận hành tốt và trừng phạt phân biệt đối xử. Thêm nữa, các tác nhân kinh tế có thể có thông tin không hoàn hảo và sự phân biệt đối xử có thể xảy ra một cách lý tính, không có định kiến.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân biệt đối xử http://www.hreoc.gov.au/legal/index.html http://www.chrc-ccdp.ca/legislation_policies/human... http://www.antiracismandhate.com http://www.finduslaw.com/taxonomy_menu/12/23 http://ssrn.com/abstract=1594425 http://www.departments.bucknell.edu/russian/const/... http://topics.law.cornell.edu/wex/employment_discr... http://eur-lex.europa.eu/en/dossier/dossier_23.htm http://archive.eeoc.gov/stats/litigation.html http://www.eeoc.gov/facts/qanda.html